Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm tài liệu gì?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 14/2020/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, ban hành ngày 16/11/2020.

Hồ sơ giám định tư pháp, Thông tư 14/2020/TT-NHNN

Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm tài liệu gì? (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Điều 22 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người đầu mối của Tổ giám định tư pháp, Chủ tịch Hội đồng giám định lập hồ sơ giám định tư pháp, bao gồm các tài liệu sau:

  • Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật kèm theo;

  • Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc giao thực hiện giám định tư pháp;

  • Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định;

  • Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật;

  • Đề cương giám định;

  • Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);

  • Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

  • Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);

  • Bản ảnh giám định (nếu có);

  • Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);

  • Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).

Bên cạnh đó, việc bàn giao hồ sơ giám định được thực hiện như sau:

  • Hồ sơ giám định tư pháp của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc bàn giao cho đơn vị có giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định.

  • Hồ sơ giám định tư pháp của Tổ giám định tư pháp được bàn giao cho đơn vị có thành viên được giao làm đầu mối của Tổ giám định tư pháp.

  • Hồ sơ giám định tư pháp của Hội đồng giám định được bàn giao cho đơn vị có thành viên là Chủ tịch hội đồng.

Lưu ý: Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện như sau:

  • Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

  • Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp để phục vụ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

 Chi tiết xem tại Thông tư 14/2020/TT-NHNN, có hiệu lực từ 01/01/2021.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

646 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;