Hộ kinh doanh phải đóng thuế gì?

Một trong những nghĩa vụ mà chủ hộ kinh doanh phải thực hiện khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là nộp thuế. Dưới đây là các khoản thuế phải nộp khi thành lập hộ kinh doanh.

 

  1. Thuế môn bài:

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thuế môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng cho cả năm như sau:

Doanh thu

Mức đóng (đồng/năm)

   Trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000

   Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 

   Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000

 

Lưu ý:

  • Hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm;
  • Hộ kinh doanh nếu không thực hiện kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
  • Miễn lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh nếu:
    • Có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống;
    • Hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định;
    • Hộ gia đình sản xuất muối;
    • Hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  1. Thuế giá trị gia tăng: 

Theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, hộ kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, như vậy hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Hầu hết các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kinh doanh là đều đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng.

  1. Thuế thu nhập cá nhân:

Theo quy định hiện hành, cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau: 

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập; 
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. 

Trong đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: 

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; 
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: Có đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Namvới thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. 
  • Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam. 

Hoạt động thu nhập từ kinh doanh bao gồm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; 
  • Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. 

Thu nhập từ kinh doanh không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Như vậy, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế thua nhập cá nhân.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
2597 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;