Đã có Nghị quyết 79, trong đó quy định cụ thể về hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật được rà soát.
Hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật được rà soát 2025 (hình ảnh từ Internet)
Ngày 01/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ Điều 38 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật được rà soát như sau:
- Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản được áp dụng như sau:
+ Bãi bỏ toàn bộ văn bản khi văn bản thuộc một trong các trường hợp sau mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế: Đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn; toàn bộ quy định của văn bản chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; văn bản không còn được áp dụng;
+ Bãi bỏ một phần văn bản khi văn bản thuộc một trong các trường hợp sau mà không cần thiết ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung: Một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn; một phần nội dung của văn bản chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; một phần văn bản không còn được áp dụng.
- Thay thế văn bản được áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
- Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần của văn bản chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và không thuộc trường hợp phải ban hành văn bản thay thế, bãi bỏ một phần.
- Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
- Tạm ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
- Công bố văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản hết hiệu lực quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
- Việc ban hành văn bản để xử lý văn bản được rà soát quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Căn cứ Điều 37 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về căn cứ rà soát văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, bao gồm:
+ Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
+ Văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành để: Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp chịu sự tác động của việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hoặc trường hợp không còn đối tượng áp dụng, công bố văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản hết hiệu lực quy định tại Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có thời điểm có hiệu lực sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.
Xem thêm Nghị định 79/2025/NQ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |