Hiệp thương là gì?

Để đảm bảo dân chủ và lựa chọn được những người tiêu biểu đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia với tư cách Đại biểu quốc hội thì mỗi cơ quan địa phương và trung ương sẽ tiến hành một cuộc hội nghị, gọi là hội nghị hiệp thương, trong đó Mặt trận tổ quốc Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhất.

Hiệp thương là sự bàn bạc, thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức về một vấn đề cụ thể nào đó trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, lấy ý kiến của đa số để đi đến kết quả thống nhất.

Hội nghị hiệp thương là hội nghị giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên được tiến hành ở trung ương và địa phương để thỏa thuận cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được bầu làm đại biểu Quốc hội, cũng như việc lập danh sách sơ bộ và danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Thông qua hội nghị này, có thể sàng lọc, lựa chọn những người tiêu biểu, có đủ điều kiện, đủ tư cách để ứng cử vào danh sách đại biểu quốc hội.

  •  Hội nghị hiệp thương ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì;
  •  Hội nghị hiệp thương ở địa phương do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triệu tập và chủ trì. 

Hội nghị hiệp thương sẽ được tiến hành ba lần:

  • Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất: Thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Hội nghị hiệp thương lần thứ hai: Lập Danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội
  • Hội nghị hiệp thương lần thứ ba: Lập Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Hiệp thương thể hiện tính dân chủ của một quốc gia. Các nước trên thế giới không sử dụng cụm từ hiệp thương như ở Việt Nam, nhưng hệ thống chính trị ở mỗi nước khi tiến hành bầu cử cũng có cách thức lựa chọn đại biểu quốc hội mang bản chất tương tự quá trình hiệp thương ở Việt Nam.

Ví dụ: Ở Mỹ, Hạ viện được hiểu là cơ quan quốc hội của nước Mỹ. Mỗi chiếc ghế đại biểu Hạ viện đại diện cho duy nhất một khu vực cử tri có tính địa lý. Tất cả các đại biểu Hạ viện đều được lựa chọn theo quy tắc đa số phiếu, với tư cách là đại diện duy nhất của địa hạt đó. Mỗi bang trong số 50 bang ở Hoa Kỳ được đảm bảo có ít nhất một ghế đại biểu Hạ viện, số ghế đại biểu Hạ viện được chia cho các bang dựa trên tiêu chí phù hợp với lượng dân số của bang đó. Cụ thể: Bang Alaska chỉ có rất ít dân và vì vậy, bang này chỉ chiếm một ghế trong Hạ viện. California là một trong những bang đông dân nhất, vì vậy, bang này chiếm 53 ghế trong Hạ viện. 

Như vậy, chỉ tính riêng về số ghế trong Hạ viện Mỹ chúng ta dễ thấy được sự cơ cấu số ghế đại biểu, giống với hiệp thương ở Việt Nam.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

38680 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;