Giới thiệu ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ trung cấp

Vừa qua, BLĐTBXH đã ban hành Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.

Giới thiệu ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ trung cấp, Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH

Giới thiệu ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ trung cấp - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề nguội sửa chữa máy công cụ ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH quy định nguội sửa chữa máy công cụ trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện công việc sửa chữa theo hướng chuyên môn hóa các chi tiết, cụm chi tiết để trung tu, đại tu máy công cụ nhằm mục đích đưa máy công cụ trở lại hoạt động hoặc tái sử dụng trong tình trạng đạt chuẩn quy định; bảo dưỡng các chi tiết và cụm chi tiết cũng như lắp ráp và điều chỉnh máy công cụ sau sửa chữa góp phần quan trọng vào việc đảm bảo năng suất, chất lượng của các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất có sử dụng máy công cụ và các máy gia công trong lĩnh vực cơ khí với địa điểm làm việc tương đối ổn định, ít thay đổi, môi trường làm việc theo tiêu chuẩn nên đảm bảo an toàn, vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, tỷ mỷ, khéo léo và có tư duy sáng tạo trong việc chẩn đoán hư hỏng của các chi tiết cũng như bộ phận máy. Xác định được nguyên nhân gây hư hỏng từ đó xây dựng quy trình làm việc hợp lý và sửa chữa, bảo dưỡng máy công cụ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và sự hài lòng của khách hàng.

Trong quá trình thực hiện các công việc, người thợ phải sử dụng một số chủng loại vật tư và bụi công nghiệp có nguy cơ tác động tiêu cực tới con người cũng như môi trường: dầu, mỡ công nghiệp, bụi sắt…. Vì vậy công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp phải được quan tâm.

Để làm nghề, người lao động phải có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

Chi tiết quy định xem tại Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH, sẽ có hiệu lực từ 10/02/2019.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

596 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;