Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng;
- Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.
Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng sau đây:
- Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;
- Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
- Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
Về thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn, pháp luật quy định:
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn;
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các Điểm a, b, d, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.
Xem thêm các nội dung liên quan tại: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 được ban hành ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày 01/4/2005.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn