Giải đáp thắc mắc Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc của NLĐ

Bộ LĐTBXH đã có Công văn 585/LĐTBXH-PC giải đáp một số vướng mắc về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc của người lao động, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và lịch nghỉ hàng năm.

 

Theo đó, các nội dung được Bộ LĐTBXH giải đáp như sau:

Nội dung

Giải đáp

Cơ sở pháp lý

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng thử việc, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này

- Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013

- Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên; thời gian NLĐ làm việc theo hợp đồng thử việc, thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại doanh nghiệp mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc thực tế để hưởng trợ cấp thôi việc.

- Điều 48 Bộ luật Lao động 2012

- Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

- Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP

NLĐ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật

Là việc NLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái với các quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc trái thời hạn báo trước tại Khoản 2 Điều 37 hoặc trái cả Khoản 1 và 2 Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012.

Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012.

Nếu NLĐ không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, NSDLĐ có thể đưa tranh chấp lao động ra cơ quan có thẩm quyền theo Mục 2 Chương XIV Bộ luật Lao động 2012

Khoản 1 + 2 Điều 37, Điều 43, Mục 2 Chương XIV Bộ luật Lao động 2012

Xử lý kỷ luật sa thải

Khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì NSDLĐ có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

NLĐ bị sa thải không thuộc các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ.

Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012

Nghỉ hàng năm

Nếu công ty muốn thay đổi lịch nghỉ hàng năm theo kế hoạch đã thông báo cho NLĐ thì Công ty phải tham khảo lại ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ lịch nghỉ hàng năm đã thay đổi lại

Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012

 

Các giải đáp thắc mắc trên nằm trong Công văn 585/LĐTBXH-PC Bộ LĐTBXH giải đáp thắc mắc cho Công ty TNHH UNISOLL VINA.

Xem chi tiết Công văn 585/LĐTBXH-PC.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

814 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;