Dự kiến bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

Theo Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi thì nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân sẽ có những thay đổi gì? – Thanh Yên (Bắc Giang)

Dự kiến bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

Dự kiến bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)

Dựa theo Dự thảo Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi có một số thay đổi, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp đáng lưu ý sau:

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung này bổ sung một số nhiệm vụ sau:

(1) Xem xét, quyết định một số vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật.

(2) Xét xử các vi phạm hành chính theo quy định của luật.

(3) Xem xét, quyết định văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của luật.

(4) Xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao sẽ được bổ sung các nội dung sau:

(1) Xem xét, quyết định các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của luật.

(2) Ban hành án lệ.

(3) Là cơ quan thường trực của Hội đồng Tư pháp Quốc gia.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

Luật Tổ chức tòa án 2014

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án nhân dân phúc thẩm thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân sơ thẩm, Toà án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao đưa cụm từ “chưa có hiệu lực pháp luật” lên trước cơ quan Tòa án để thống nhất 2 điều khoản với nhau. 

Thay đổi cụm từ “Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” thành “Tòa án nhân dân phúc thẩm”

Thay đổi cụm từ “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương” thành “Tòa án nhân dân sơ thẩm”

Bổ sung thêm nội dung xử lý phúc thẩm đối với “Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt”

 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/Tòa án nhân dân phúc thẩm

Luật Tổ chức tòa án 2014

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi

 1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân sơ thẩm thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân sơ thẩm thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.

Sử dụng cụm từ “Tòa án nhân dân sơ thẩm” thay cho “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương” 

Quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm.

 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm

Sửa đổi, bổ sung theo hướng Tòa án nhân dân sơ thẩm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Xét xử sơ thẩm các vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án nhân dân phúc thẩm.

(2) Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án.

(3) Xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

(4) Xét xử các vi phạm hành chính theo quy định của luật.

(5)  Xem xét, quyết định về những vụ việc làm hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật.

(6) Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự

Bổ sung nhiệm vụ xét xử các vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quân đội.

Lê Vũ Trang Nhi

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

542 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;