Đối tượng điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Đối tượng điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết các đối tượng nào thuộc trường hợp điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp? – Văn Minh (Gia Lai)

Đối tượng điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Đối tượng điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 08/8/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2046/QĐ-BCT về việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện Điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp năm 2024.

Đối tượng điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Cụ thể, đối tượng điều tra là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, các cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc Danh mục sản phẩm điều tra.

Theo đó, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng, điều tra phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có địa điểm sản xuất được xác định trên lãnh thổ Việt Nam;

- Có hoạt động sản xuất công nghiệp;

- Đang trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được quy định trong Danh mục sản phẩm điều tra;

Cụ thể:

(1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước;

- Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.

- Công ty nhà nước.

(2) Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm:

- Công ty cổ phần; công ty TNHH có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Công ty hợp danh.

- Công ty TNHH tư nhân.

- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước.

(3) Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều cơ sở kinh tế trực thuộc mà các cơ sở kinh tế đó có địa điểm khác tỉnh, thành phố với địa điểm của trụ sở doanh nghiệp thì cơ sở kinh tế ở tỉnh, thành phố nào sẽ kê khai tại địa phương đó (Khi kê khai số liệu tại trụ sở chính, doanh nghiệp phải loại trừ cơ sở, chi nhánh đóng tại tỉnh, thành phố khác).

Nội dung điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Việc điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp bao gồm các nội dung sau:

(1) Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra

- Tên doanh nghiệp/Cơ sở kinh tế;

- Địa chỉ; điện thoại; fax; email;

- Loại hình doanh nghiệp;

- Ngành hoạt động SXKD.

(2) Chỉ tiêu Giá trị đầu tư

Giá trị đầu tư được ghi theo nguyên giá.

Giá trị đầu tư được ghi khi máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất hiện có trong năm 2022, 2023, dự kiến sẽ hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất trong năm 2024.

(Không tính giá trị đầu tư nhà xưởng, vật kiến trúc, cơ sở hạ tầng phục vụ gián tiếp cho sản xuất và giá trị đầu tư cho việc sửa chữa hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nhưng không làm tăng năng lực sản xuất).

(3) Chỉ tiêu Năng lực sản xuất theo thiết kế

- Năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

- Năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

- Dự kiến Năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất sẽ đưa vào sản xuất tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.

(4) Chỉ tiêu Sản lượng sản xuất thực tế

- Sản lượng sản xuất thực tế của máy móc, dây chuyền sản xuất trong năm 2022.

- Sản lượng sản xuất thực tế của máy móc, dây chuyền sản xuất trong năm 2023.

- Dự kiến sản lượng sản xuất thực tế của máy móc, dây chuyền sản xuất trong năm 2024 (tương ứng với năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất dự kiến sẽ đưa vào sản xuất).

Phương pháp điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Các phương pháp điều tra thống kê quốc gia Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp bao gồm:

- Điều tra trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đơn vị điều tra để ghi vào Phiếu thu thập thông tin Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp.

- Điều tra gián tiếp:

+ Điều tra viên hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp phương pháp ghi phiếu thu thập thông tin để các đơn vị tự ghi Phiếu thu thập thông tin gửi cho Sở Công Thương.

+ Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp có điều kiện về công nghệ thông tin (máy tính, kết nối internet,...) có thể truy cập vào http://dieutrananglucsanxuat.moit.gov.vn hoặc truy cập Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, tại mục Thống kê chọn “Điều tra TKQG Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp”, tải mẫu Phiếu thu thập thông tin năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp và ghi đầy đủ thông tin trực tiếp vào Phiếu thu thập thông tin theo hướng dẫn.

Sau đó gửi Phiếu thu thập thông tin năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp cho Sở Công Thương địa phương.

Xem thêm nội dung tại Quyết định 2046/QĐ-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

318 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;