10:30, 14/03/2017
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động, người quản lý doanh nghiệp, người lao động làm việc tại doanh nghiệp đều là những đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Mức đóng BHXH:
Đối với người lao động: Mức đóng BHXH hàng tháng của người lao động tính trên mức tiền lương, tiền công tháng với tỷ lệ như sau:
- Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 bằng 5%;
- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 6%;
- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 7%;
- Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 8%;
Đối với người sử dụng lao động: Mức đóng BHXH hàng tháng của người sử dụng lao động tính trên tổng quỹ tiền lương, tiền công tháng với tỷ lệ như sau:
- Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 bằng 15%;
- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 16%;
- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/ 2013 bằng 17%;
- Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 18%.
Một số quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH:
Người lao động:
- Quyền lợi:
- Được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định;
- Được cấp và quản lý sổ BHXH;
- Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;
- Hưởng BHYT trong thời gian đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;hưởng trợ cấp ốm đau.
- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng BHXH
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH;
- Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH; định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH.
- Trách nhiệm:
- Đóng BHXH theo quy định;
- Thực hiện các quy định về việc lập hồ sơ BHXH; bảo quản sổ BHXH.
Người sử dụng lao động:
- Quyền lợi:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định về BHXH;
- Khiếu nại, tố cáo về BHXH.
- Trách nhiệm:
- Đăng ký đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH;
- Đóng đầy đủ số tiền BHXH cho số lao động của đơn vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cho cơ quan BHXH cùng với phần đóng BHXH của người sử dụng lao động theo quy định;
- Bảo quản sổ BHXH và trả lại sổ BHXH cho người lao động khi không còn làm việc;
- Lập hồ sơ để cấp sổ và hưởng BHXH;
- Trả trợ cấp BHXH cho người lao động;
- Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để được hưởng BHXH;
- Cung cấp tài liệu, thông tin khi có yêu cầu.
Tổ chức BHXH:
- Quyền lợi:
- Từ chối yêu cầu trả BHXH không đúng quy định;
- Kiểm tra việc đóng BHXH và từ chối những khoản đóng BHXH không đúng quy định;
- Chi trả các chế độ BHXH;
- Kiến nghị trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH;
- Quản lý quỹ BHXH.
- Trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH;
- Thực hiện cấp sổ BHXH, thu BHXH, giải quyết các chế độ BHXH và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
- Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy định và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Từ khóa:
- Bảo hiểm xã hội