Theo đó, điều phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp được Thông tư 145 xác định như sau:
Đới với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:
- Tự bảo đảm chi thường xuyên từ các nguồn tài chính giao tự chủ tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP và tự bảo đảm chi đầu tư tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP.
- Được giao nhiệm vụ thu phí tự bảo đảm chi thường xuyên và có nguồn trích khấu hao tài sản cố định từ nguồn thu phí được để lại chi theo quy định.
- Không sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, giá dịch vụ xác định theo cơ chế thị trường.
Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên:
- Tự bảo đảm chi thường xuyên từ các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 Nghị định 141/2016/NĐ-CP.
- Được giao nhiệm vụ thu phí tự bảo đảm chi thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại chi theo quy định.
Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:
- Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định 141/2016/NĐ-CP.
- Được giao nhiệm vụ thu phí theo pháp luật phí và lệ phí, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại chi theo quy định.
Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
- Không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp, chi thường xuyên được bảo đảm từ các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 141/2016/NĐ-CP.
- Đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao phục vụ quản lý nhà nước, không cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Xem phương thức xác định tự chủ tài chính tại Thông tư 145/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/02/2018.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY