Điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp

Câu hỏi từ bạn Nguyễn Hải Hà: "Bố tôi không may bị tai nạn giao thông và không qua khỏi, trước khi mất, ông kịp nói ý nguyện về chia tài sản cho con cháu. Việc này có cán bộ công an xã và trưởng thôn chứng kiến. Do tang gia bối rối nên lúc đó không ai kịp ghi lại di chúc. Đến đây là 07 ngày sau khi bố tôi mất, anh em gia đình muốn nộp đơn yêu cầu xin chia tài sản theo ý nguyện của bố. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp này di chúc của bố tôi có hợp pháp không?".

Về vấn đề này, THƯ KÝ LUẬT giải đáp như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp

Hình minh họa (Nguồn internet)

Cụ thể, di chúc miệng được lập khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Do đó, việc lập di chúc miệng phải thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết mà không thể lập được di chúc bằng văn bản. Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng được những điều kiện luật định.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định, di chúc miệng được xem là hợp pháp khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Thứ nhất, di chúc miệng được lập trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. 

- Thứ hai, Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trong trường hợp của bạn, sau khi bố bạn để lại di chúc miệng nhưng đã không có ai ghi chép lại và cũng không có chữ ký của 2 người làm chứng là cán bộ công an xã và trưởng thôn. Mặt khác, đã hơn 05 ngày kể từ ngày bố bạn mất di chúc vẫn chưa được chứng thực. Vì vậy, di chúc miệng mà bố bạn để lại sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Do đó, việc chia di sản của bố bạn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thanh Lâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

930 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;