Theo đó, Nghị định 165 quy định chứng từ điện tử bị hủy hiệu lực theo một trong các điều kiện sau:
- Chứng từ bị hủy theo quy trình, quy định của đơn vị khởi tạo, xử lý chứng từ điện tử và tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Chứng từ bị hủy trên cơ sở đồng ý và xác nhận của các bên tham gia giao dịch.
Lưu ý:
- Chứng từ điện tử đã hủy hiệu lực phải được đánh dấu, ghi nhận thời điểm, người thực hiện hủy hiệu lực trên hệ thống thông tin và thông báo tới các bên liên quan.
- Chứng từ điện tử đã hủy hiệu lực phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thời hạn lưu trữ quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Thời điểm chứng từ điện tử bị hủy hiệu lực thì đồng thời chứng từ giấy đã chuyển đổi từ chứng từ điện tử này (nếu có) cũng bị mất hiệu lực và không còn giá trị sử dụng.
Xem quy định về tiêu hủy chứng từ điện tử tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/02/2019.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn