Theo đó người làm công việc liên quan đến bức xạ được cấp chứng chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Có trình độ chuyên môn và kiến thức về an toàn phù hợp.
- Nộp hồ sơ, lệ phí đầy đủ theo đúng quy định. Trong đó thông tin hồ sơ phải chính xác; các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực trong thời gian xử lý hồ sơ; tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt; bản sao, bản dịch phải được công chứng hoặc có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
Và đặc biệt là người được cấp chứng chỉ phải thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
Các đối tượng phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ gồm:
- Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
- Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
- Người phụ trách an toàn;
- Người phụ trách tẩy xạ;
- Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
- Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
- Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
- Nhân viên vận hành máy gia tốc;
- Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
- Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
- Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
Xem thêm Luật năng lượng nguyên tử 2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 và Thông tư 08/2010/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 05/9/2010.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn