Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Trần Thanh Rin

Có phải đến năm 2030, sẽ hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp đúng không? – Đức Anh (Khánh Hòa)

Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 27/11/2023, Thủ tướng  ban hành Quyết định 1490/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp là một trong các mục tiêu đến năm 2030 của Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030"

Cụ thể các mục tiêu trong Đề án này như sau:

* Mục tiêu chung

Hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

* Mục tiêu cụ thể

(1) Mục tiêu đến năm 2025

- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 180.000 héc-ta.

- Về canh tác bền vững: Tại các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống 80 - 100 kg/ héc-ta, giảm 20% lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

- Về tổ chức lại sản xuất:

+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% diện tích.

+ Trên 200.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:

+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 10%.

+ 70% rơm tại các vùng chuyên canh được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.

+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%;

- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

(2) Mục tiêu đến năm 2030

- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.

- Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/héc-ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, SRP, tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

- Về tổ chức sản xuất:

+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích.

+ Trên 1.000.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:

+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%.

+ 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.

+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.

- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Xem thêm tại Quyết định 1490/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

250 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;