Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân.
Đề xuất quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân (Hình từ internet)
Theo đó, Thông tư này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân và sẽ thay thế Thông tư 128/2021/TT-BCA.
Dự thảo Thông tư có sự kế thừa của Thông tư 128/2021/TT-BCA và có một số điểm mới như sau:
- Về tên gọi các điều trong dự thảo Thông tư: Chỉnh sửa tên các điều cho phù hợp với các quy định mới của Luật Thanh tra 2022, Nghị định 43/2023, Nghị định 03/2024 và Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra CAND, cụ thể như: “Thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra”, “thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra”, “ban hành quyết định thanh tra”, “tiến hành thanh tra trực tiếp”, “Sổ nhật ký Đoàn thanh tra”.
- Về bố cục và nội dung dự thảo Thông tư:
+ Bỏ 01 điều so với Thông tư 128/2021/TT-BCA, cụ thể là bỏ Điều 5 quy định về “hình thức thanh tra”, vì đã được quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra 2022. Hoạt động thanh tra của lực lượng CAND cũng chỉ có 02 hình thức là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, không có hình thức thanh tra khác.
+ Quy định mới 01 điều so với Thông tư 128/2021/TT-BCA, cụ thể là Điều 7 quy định về “thành phần Đoàn thanh tra”; trong đó, quy định thành phần Đoàn thanh tra như sau “Đoàn thanh tra bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra”; đồng thời, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên Đoàn thanh tra.
+ Đề xuất giữ nguyên (kế thừa) 07 Điều quy định của Thông tư 128/2021/TT-BCA đưa vào dự thảo Thông tư tại các điều quy định, cụ thể như: Điều 13 (xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra), Điều 14 (xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo), Điều 15 (phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra), Điều 16 (Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra), Điều 22 (kết thúc thanh tra trực tiếp), Điều 24 (xem xét báo cáo kết quả thanh tra), Điều 32 (trách nhiệm thi hành).
+ Sửa đổi, bổ sung, thay thế một phần các nội dung tại 24 Điều tại dự thảo Thông tư, cụ thể:
(1) Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh, (2) Điều 2 - Đối tượng áp dụng, (3) Điều 3 - Giải thích từ ngữ, (4) Điều 4 - Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành (5) Điều 5 - Thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra, (6) Điều 6 - Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, (7) Điều 8 - Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra, trưng tập cán bộ tham gia Đoàn thanh tra, (8) Điều 9 - Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung Phó Trưởng đoàn thanh tra (9) Điều 10 - Sổ nhật ký Đoàn thanh tra, (10) Điều 11 - Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra, (11) Điều 12 - Ban hành quyết định thanh tra, (12) Điều 17 - Công bố quyết định thanh tra, (13) Điều 18 - Tiến hành thanh tra trực tiếp, (14) Điều 19 - Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra, (15) Điều 20 - Chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền, (16) Điều 21 - Gia hạn thời hạn thanh tra, (17) Điều 23 - Báo cáo kết quả thanh tra, 18) Điều 25 - Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, (19) Điều 26 - Thẩm định và xử lý kết quả thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, (20) Điều 27 - Ký, ban hành kết luận thanh tra, (21) Điều 28 - Công khai kết luận thanh tra, (22) Điều 29 - Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, (23) Điều 30 - Hồ sơ thanh tra, (24) Điều 31 - Hiệu lực thi hành.
Xem thêm nội dung tại Dự thảo Thông tư của Bộ Công an.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |