Đề xuất: Dao có tính sát thương cao có thể được xem là vũ khí thô sơ

Cho tôi hỏi, quy định về dao có tính sát thương cao được đề xuất tại Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào? - Anh Tính (Nghệ An)

Đề xuất: Dao có tính sát thương cao có thể được xem là vũ khí thô sơ

Đề xuất: Dao có tính sát thương cao có thể được xem là vũ khí thô sơ? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Đề xuất dao có tính sát thương cao có thể được xem là vũ khí thô sơ?

Căn cứ khoản 11 Điều 3 Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ giải thích:

Dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm trở lên hoặc dao có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 3 Dự thảo Luật có quy định vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm:

+ Kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu và dao có tính sát thương cao. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành danh mục vũ khí thô sơ.

+ Công cụ, phương tiện được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp có khả năng gây sát thương tương tự như vũ khí thô sơ quy định tại điểm a khoản khoản 3 Điều 3 Dự thảo Luật; 

Nếu ta so với Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019), luật hiện hành chỉ quy định duy nhất dao găm thuộc loại vũ khí thô sơ.

2. Sử dụng dao có tính sát thương cao có thể bị xử phạt hành chính?

Như đã đề cập, nếu như dao được quy định là vũ khí thô sơ như Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

+ Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

+ Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

+ Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

+ Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

+ Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

+ Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

+ Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.

- Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp 02 lần.

3. Sử dụng dao có tính sát thương cao có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 307 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định về tội vi phạm về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Mức phạt cao nhất của tội vi phạm về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có thể lên đến 15 năm tù.

Xem đầy đủ tại: Điều 307 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Nguyễn Minh Khôi

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

218 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;