Cho tôi hỏi hiện nay ai làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia? Trong thời gian tới có thay đổi gì không? – An Thư (Bình Phước)
Đề xuất Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia (Hình từ internet)
Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân |
Theo Điều 22 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014), thành phần của Hội đồng Tư pháp Quốc gia bao gồm:
- Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo một số Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chủ tịch nước giữ chức từ Thứ trưởng và tương đương trở lên.
Hiện nay, theo Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
Điều 21 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi Điều 71 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014) đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư pháp quốc gia theo hướng gồm:
- Xây dựng chiến lược phát triển Tòa án nhân dân;
- Xây dựng chế độ, chính sách cho Thẩm phán Tòa án nhân dân và các chức danh tư pháp khác trong Toà án;
- Xác định và đề xuất biên chế, ngân sách hàng năm cho Tòa án để báo cáo Quốc hội quyết định; giám sát việc Tòa án nhân dân tối cao phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các Toà án nhân dân;
- Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác.
- Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này và đề nghị:
+ Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán; việc khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Thẩm phán.
Điều 21 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia, bao gồm:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Tư pháp Quốc gia; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Hội đồng.
- Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; ban hành các văn bản khác của Hội đồng theo đề nghị của Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Tư pháp Quốc gia được quy định tại Điều 23 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân như sau:
Hội đồng Tư pháp Quốc gia hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế hoạt động của Hội đồng Tư pháp quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |