Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm
Dương Châu Thanh

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Đề  nghị  xây  dựng  Luật  Sản  xuất  sản  phẩm  công  nghiệp  trọng  điểm

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm (Hình từ ineternet)

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm quy định các hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành sản xuất các sản phẩm sau đây:

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trong các ngành: dệt may, da – giày, điện – điện tử, cơ khí, sản xuất lắp ráp ô tô; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao;

- Sản phẩm cơ khí trọng điểm: ô tô, tàu biển, thiết bị điện, thiết bị giao thông đường bộ và đường sắt;

- Thép hợp kim, thép đặc chủng phục vụ công nghiệp chế tạo máy thế hệ mới;

- Vật liệu mới;

- Sản phẩm, thiết bị năng lượng mới.

Chương trình quốc gia Sản xuất tại Việt Nam là chương trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm xác định quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên phạm vi toàn quốc trong từng thời kỳ và tổ chức sử dụng các nguồn lực của đất nước từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thực hiện các quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia.

Sản phẩm công nghiệp trọng điểm là các sản phẩm công nghiệp có tiềm năng thị trường, có sức cạnh tranh trong và ngoài nước, có công nghệ tiên tiến, mang tính động lực, lan tỏa cao thúc đẩy các ngành sản xuất khác, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng cao, ổn định; hoặc thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng GDP.

Danh mục sản phẩm công nghiệp trọng điểm được ban hành kèm theo Chương trình quốc gia Sản xuất tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nhiệm vụ tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

(Điều 1, 3 Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm)

Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghiệp trọng điểm

Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt hướng tới việc thu hút có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. Việc áp dụng ưu đãi đầu tư trên cơ sở nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi và cơ chế hậu kiểm. Trong trường hợp không thực hiện đúng các cam kết và điều kiện hưởng ưu đãi thì doanh nghiệp phải bồi hoàn ưu đãi đã được hưởng…

(Điều 6 Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm)

Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt

Ưu đãi đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện sau:

- Thuộc đối tượng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định của Luật Đầu tư.

- Đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

+ Liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam, với tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam chiếm ít nhất 50% (đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

+ Nâng cao tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam; tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thực hiện tại Việt Nam;

+ Bảo đảm gia tăng số lượng doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án;

+ Nâng cao giá trị sản xuất tại Việt Nam của dự án;

+ Cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển hoặc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển cho doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh hoặc nhà cung cấp cấp 1.…

(Điều 7 Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm)

Xem thêm nội dung tại Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm).

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;