Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên

Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên
Quốc Tuấn

Xin cho tôi hỏi Kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên như thế nào? - Minh Nam (Lâm Đồng)

Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên

Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên (Hình từ internet)

Ngày 03/5/2024, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 506/QĐ-BGTVT về Kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên

Theo đó, để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của Quyết định số 104, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các đơn vị thuộc Bộ cần chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định số 104, trong đó tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau:

(1) Tổ chức quán triệt về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 104

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt Kế hoạch thực hiện đến toàn thể đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên.

Thống nhất quan điểm tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, nhất là các tuyến đường giao thông huyết mạch giữa các tỉnh, giữa vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung; kết nối liên vùng sản xuất hàng hóa, đường đến trung tâm các xã, thôn, bản đường liên thôn; kết nối quốc tế trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mê Công, khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và các nước ASEAN.

Cơ quan chủ trì: các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT.

Thời gian thực hiện: thường xuyên.

(2) Hoàn thiện thể chế, quy hoạch

- Phối hợp với các bộ ngành trong quá trình rà soát, điều chỉnh các quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư... để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, huy động tối đa các nguồn lực để tạo đột phá cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong đó đầu tư công phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước.

- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải theo Luật Quy hoạch, bảo đảm tích hợp nội dung các quy hoạch ngành giao thông vận tải vào quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Cơ quan chủ trì: (1) Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế về xây dựng cơ chế, chính sách; (2) Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì về quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Cơ quan phối hợp: các Vụ, Cục, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải. Thời gian thực hiện: thường xuyên và theo thời kỳ quy hoạch.

(3) Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên

- Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công và các dự án đã huy động được nguồn vốn bảo đảm chất lượng, tiến độ.

- Ưu tiên phát triển các tuyến đường bộ và hàng không, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về giao thông của Vùng để bảo đảm tính chất lan tỏa, liên vùng hình thành kết nối Tây Nguyên với duyên hải Trung Bộ và Đông Nam Bộ để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên.

- Phối hợp, hỗ trợ địa phương trong quá trình nghiên cứu, đầu tư các tuyến cao tốc: Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, Gia Nghĩa - Chơn Thành, một số đoạn cao tốc thuộc tuyến cao tốc Bắc

- Nam phía Tây; mở rộng các Cảng hàng không Liên Khương, Pleiku và Buôn Ma Thuột; khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt; tuyến đường sắt kết nối Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước)...

Cơ quan chủ trì: Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cơ quan phối hợp: các Vụ, Cục, Sở GTVT, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.

Thời gian thực hiện: theo tiến trình đầu tư của quy hoạch phê duyệt.

(4) Huy động nguồn lực đầu tư phát triển giao thông vận tải vùng

- Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; hướng dẫn, phối hợp công tác đầu tư kết nối liên vùng sản xuất hàng hóa, đường đến trung tâm các xã, thôn, bản, đường liên thôn.

- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình giao thông để phát huy tính chủ động của các địa phương, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Phối hợp, hỗ trợ địa phương trong việc xúc tiến, kêu gọi mọi nguồn vốn hợp pháp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng, bao gồm các trung tâm logistics, cảng cạn gắn với các đầu mối vận tải lớn.

Cơ quan chủ trì: (1) Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

Cơ quan phối hợp thực hiện: các Vụ, các Cục.

Thời gian thực hiện: theo kế hoạch giao vốn đầu tư của cấp thẩm quyền.

(5) Các giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Ban hành kế hoạch xác định lộ trình cụ thể theo năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên tại Phụ lục kèm theo.

- Khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Tổ chức giao thông khoa học, hiệu quả; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nhằm bảo đảm duy trì chất lượng công trình, khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố, điểm đen tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; đẩy mạnh việc quản lý bảo vệ hành lang an toàn giao thông và khai thác hiệu quả đất hành lang an toàn đường bộ.

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành, thiết kế, xây dựng, tổ chức giao thông, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành công trình; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới.

- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì… trong ngành giao thông vận tải. Nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ phù hợp với tiêu chuẩn đường bộ của ASEAN để bảo đảm sự kết nối và hội nhập quốc tế.

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu vận tải, bảo đảm an toàn giao thông gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khi lập quy hoạch, dự án.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GTVT và địa phương trong việc thúc đẩy triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mê Công, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và các nước ASEAN.

Cơ quan chủ trì: (1) Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì về kế hoạch vốn, chủ trương đầu tư (dự án Bộ là cơ quan chủ quản); (2) Cục Quản lý đầu tư xây dựng và Cục Đường cao tốc Việt Nam chủ trì trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện đầu tư (dự án Bộ là cơ quan chủ quản); hỗ trợ kỹ thuật các địa phương trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư (dự án do địa phương là cơ quan chủ quản); (3) Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường chủ trì về phát triển khoa học công nghệ, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, công tác bảo vệ môi trường; (4) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì triển khai các chương trình hợp tác với Lào, Cam-pu-chia và các nước ASEAN.

Cơ quan phối hợp: các Vụ, các Cục.

Thời gian thực hiện: thường xuyên.

Xem chi tiết tại Quyết định 506/QĐ-BGTVT có hiệu lực từ ngày 03/5/2024.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

120 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;