Cụ thể, theo quy định tại Điều 12 Luật đầu tư công 2014 và Khoản 2 Điều 5 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, đầu tư công được quản lý theo các nguyên tắc:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí;
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công.
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật Đầu tư công 2014, gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công;
- Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công;
- Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công;
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công;
- Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn