Đảo chính là gì?

Hiện tại, tình hình đất nước Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng căng thẳng và rối loạn bởi cuộc đảo chính do chính quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện. Theo các nguồn tin cho hay Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm quyền chỉ huy đất nước và mục đích đảo chính là nhằm đảm bảo và khôi phục trật tự hiến pháp, dân chủ, nhân quyền, tự do và pháp trị.

Tuy nhiên, phía Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây là một âm mưu đảo chính của lực lượng trung thành với giáo sĩ Hồi giáo lưu vong Fethullah Gulen và  quả quyết rằng âm mưu đảo chính sẽ bị dập tắt. 

Đảo chính là một hành động mà bất kỳ các quốc gia nào cũng không mong muốn xảy ra. Đảo chính chính là việc lật đổ một chính phủ dùng biện pháp không theo hiến pháp - thường là thay đổi những viên chức cấp cao. Đảo chính hiện hành khi mà chính quyền bị lật đổ không còn nhận được sự ủng hộ của những lực lượng tham gia đảo chính. Một cuộc đảo chính có thể dùng bạo lực hay không bạo lực. Một cuộc đảo chính khác với một cuộc cách mạng vì cuộc cách mạng thường được tổ chức bởi những nhóm người lớn hơn và thường lật đổ cả chính thể chính trị của quốc gia.

Trong lịch sử cũng từng xảy ra nhiều cuộc đảo chính chấn động chính trường thế giới

Ai Cập: Quân đội Ai Cập đã thực hiện một cuộc đảo chính vào ngày 13/7/2013 nhằm lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi sau khi tối hậu thư 48 giờ kết thúc. Tổng thống Mohamed Morsi bị phế truất sau cuộc bạo loạn kéo dài hàng tuần với sự tham gia của hàng triệu người biểu tình.

Thái Lan: Cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 19/9/2006 khi quân đội Hoàng gia Thái Lan thực hiện lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Vụ đảo chính xảy ra sau một năm khủng hoảng chính trị liên quan đến ông Thaksin là các lực lượng đối lập. Vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng trước bầu cử Quốc hội toàn quốc. Phe quân sự đảo chính đã hủy bỏ cuộc bầu cử theo dự tính này. Tướng Surayud Chulanont sau đó làm Thủ tướng Thái Lan ngày 1/10/2006 đến 29/1/2008.

Pakistan: Ngày 12/10/1999 là một ngày đặc biệt với người dân Pakistan khi lực lượng quân đội nước này đe dọa giành quyền kiểm soát đất nước. Tổng Tư lệnh Bộ tham mưu của quân đội Pakistan, tướng Pervez Musharraf đã lật đổ chính quyền của Thủ tướng Nawaz Sharif.

Mali: Sự cố Mali 2012 là cuộc đảo chính quân sự do các binh sĩ phản loạn ở Mali tiến hành vào ngày 21/3/2012. Cuộc binh biến nhằm chống đối cách Chính phủ xử lý phong trào nổi dậy của người Tuareg đã chuyển thành âm mưu đảo chính khi các binh sĩ chiếm giữ đài truyền hình của Chính phủ và tấn công dinh tổng thống. Nguyên nhân đảo chính do Chính phủ không cung cấp đủ vũ khí và nguồn lực để quân đội đối phó trước phiến quân Tuareg và các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc.

Bangladesh: Cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 15/8/1975 khi Tổng thống Sheikh Muibur Rehman bị ám sát và cả gia đình ông trốn sang Đức. Kẻ đứng đầu cuộc đảo chính này là Syed Faruque Rahman, một tướng lĩnh trong quân đội. Sau đó, ông này đưa Khondaker Mushtaque Ahmed làm tổng thống Bangladesh.

Argentina: Ngày 24/3/1976, quân đội đảo chính lật đổ Tổng thống Isabel Perón. Bà Isabel Perón lên thay chồng là Tổng thống Juan Domingo Perón khi ông này qua đời ngày 1/7/1974. Bà Isabel Perón sau khi lên nắm quyền tỏ rõ sự bất lực trong việc giải quyết tình hình chính trị xã hội phức tạp trong nước. Sau cuộc đảo chính này ông Jorge Rafael Videla lên nắm quyền Tổng thống Argentina từ ngày 29/3/1976 đến 29/3/1981.

Chile: Cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 1/9/1973. Chính phủ của Tổng thống Salvador Allende bị quân đội lật đổ sau một thời gian dài bất ổn. Ông Pinochet sau đó là người kế nhiệm của ông Salvador Allende. Ông Pinochet làm Tổng thống Chile từ 17/12/1974 đến 11/3/1990.

Trước đây lịch sử Việt Nam cũng từng xảy ra một số cuộc đảo chính. Tiêu biểu có cuộc đảo chính năm 1963. Đây là cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Hoa Kỳ vào ngày 01/ 11/ 1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.  Sau cuộc đảo chính 1963, chính trường miền Nam liên tục chứng kiến hàng loạt cuộc đảo chính khác như cuộc đảo chính 19/12/1964, cuộc đảo chính tháng 2/ 1965, cuộc đảo chính tháng 6/ 1965.

Sau khi độc lập và thống nhất, Việt Nam không ngừng đối mặt với các âm mưu thù địch của các phản động trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để lật đổ chính quyền, đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn nhưng tất cả những âm mưu, thủ đoạn và hành động của chúng đều bị đập tan. Lực lượng quân đội nhân dân và an ninh nhân dân Việt Nam luôn theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các nước trong và ngoài khu vực để góp phần loại bỏ mối đe dọa, đem lại sự ổn định và hòa bình cho đất nước và dân tộc. Việt Nam được đánh giá thuộc vào top 10 quốc gia hoàn toàn không có xung đột do Viện Kinh tế và Hòa bình đánh giá.

Việt Nam đứng thứ 59/163 quốc gia và vùng lãnh thổ theo Chỉ số Hoà bình Toàn cầu
và là một trong 10 nước hoàn toàn không có xung đột

 

Như chính Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh, Đảng ta đặc biệt đề cao vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xác định tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó quân đôi nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Các quốc gia và đất nước khác trên thế giới luôn gặp phải tình trạng đảo chính, khủng bố, bạo loạn và dân tộc họ phải chịu đựng những mất mát, những đau đớn về thể xác và tinh thần, nhưng đối với Việt Nam mình, trong hiện tại và tương lai đều sẽ là một dân tộc hòa bình, ổn định và phát triển bởi dân tộc ta có một truyền thống “yêu nước nồng nàn”.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

9562 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;