Trong cuộc sống hiện đại, phải chăng việc dễ dàng kết bạn trên các mạng xã hội đã tạo thuận lợi cho những “quan hệ ngoài luồng” và việc ngoại tình cũng trở nên dễ dàng hơn? Thực tế không thiếu những người khi phát hiện vợ/chồng của mình đi ngoại tình thì liền "hùng hổ" đánh ghen và một trong số đó vướng vào vòng lao lý.
Ghen là một trạng thái cảm xúc tâm lý của con người phản ánh những suy nghĩ mang tính tiêu cực được biểu hiện bằng cảm giác bất an, sợ hãi, bực tức, ích kỷ, cảm thấy mình thua kém và lo lắng về một sự mất mát. Ghen tuông là một trạng thái cảm xúc tâm lý của con người và con người có quyền thể hiện nó thế nhưng việc thể hiện cảm xúc đó phải được kiểm soát bằng lý trí và khả năng làm chủ của bản thân.
Không ít trường hợp khi phát hiện người bạn đời của mình có quan hệ ngoài luồng, một số người đã hành động bằng việc đi đánh ghen, một phần để "xả" bực tức, phần nào họ nghĩ đây là biện pháp tốt nhất bảo vệ của hôn nhân của mình. Hiện nay, có lẽ chưa có công trình khoa học nào định nghĩa “đánh ghen” là gì, xuất hiện bắt đầu ở thời kỳ nào, mức độ phổ biến của nó ra sao? Nhưng không hiếm gặp việc đánh ghen trong cuộc sống. Cũng mới đây thôi trên mạng lan truyền clip đánh ghen lột đồ, cắt tóc, đánh một người phụ nữ tại trước cửa một siêu thị lớn. Hành vi của người đánh ghen đã xâm phạm thân thể cũng như làm nhục người phụ nữ bị đánh trong clip.
Pháp luật Việt Nam không quy định khái niệm thế nào là đánh ghen và đánh ghen bị xử lý như thế nào? Tuy nhiên, thông qua hành vi đánh ghen có thể xác định một số yếu tố để đánh giá mức độ hành vi như thế nào để có biện pháp xử lý phù hợp. Đôi khi có những người ghen tuông thái quá lại vô tình sử dụng những hành vi bạo lực hay lời nói xâm phạm đến sức khỏe, tín mạng, danh dự và nhân phẩm của người khác và tùy theo mức độ hành vi và hậu quả mà những hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng
Đánh ghen có thể cấu thành hành vi vi phạm vi phạm hành chính về an ninh trật tự, an toàn xã hội và bị xử lý theo quy định tại Điều 5 Mục 1 Chương 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng. Một số hành vi cụ thể như:
Xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
Mức xử phạt đối với tội trên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và tù chung thân.
Tội làm nhục người khác
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip... Bộ luật hình sự quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Như vậy, nếu bất kỳ ai có hành vi lột quần áo, cắt tóc, quay clip nạn nhân rồi gửi cho nhiều người xem nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiện hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự. Nếu phạm tội trên thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Thật khó để đưa ra một đáp án chung nhất để giải quyết bài toán ngoại tình. Vì thông thường trong các vụ đánh ghen cả 3 người: người vợ, người chồng, người tình của chồng hoặc vợ đều có lỗi. Tuy nhiên, khi phát hiện người bạn đời của mình có quan hệ ngoài luồng thì cần phải bình tĩnh tránh những trường hợp xúc động, đánh ghen có thể vướng vào vòng lao lý.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |