Thỉnh thoảng trên phương tiện báo chí và mạng xã hội chúng ta lại bắt gặp một vài hình ảnh và clip đưa tin về đánh ghen.
Gần đây nhất xuất hiện clip một nhóm phụ nữ đánh đập một cô gái xinh đẹp tại con đường ở Bozhou, thuộc tỉnh An Huy, nằm ở phía đông Trung Quốc. Theo đó, một người phụ nữ đã đánh ghen nhân tình của chồng ngay giữa con phố đông đúc với sự giúp đỡ của một nhóm bạn. Vụ việc này gây xôn xao dư luận vì sự dã man, tàn bạo của những người tham gia.
Ghen tuông là một trạng thái cảm xúc tâm lý của con người và con người có quyền thể hiện nó thế nhưng việc thể hiện cảm xúc đó phải được kiểm soát bằng lý trí và khả năng làm chủ của bản thân.
Pháp luật Việt Nam không quy định khái niệm thế nào là đánh ghen và đánh ghen bị xử lý như thế nào? Tuy nhiên, thông qua hành vi đánh ghen có thể xác định một số yếu tố để đánh giá mức độ hành vi như thế nào để có biện pháp xử lý phù hợp. Đôi khi có những người ghen tuông thái quá lại vô tình sử dụng những hành vi bạo lực hay lời nói xâm phạm đến sức khỏe, tín mạng, danh dự và nhân phẩm của người khác và những hành vi này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ hành vi và hậu quả.
Theo pháp luật hình sự, hành vi đánh ghen có thể cấu thành các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 như sau:
Theo đó sẽ có các hình phạt như: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, hành vi đánh ghen còn có thể bị xử phạt hành chính về những tội vi phạm hành chính về an ninh trật tự, an toàn xã hội theo quy định tại Mục 1 Chương 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |