Tình hình tội phạm ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới hiện nay ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, phạm vi hoạt động của tội phạm cũng được mở rộng hơn, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ của một quốc gia mà còn liên quan đến lãnh thổ của quốc gia khác. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc làm mà các nước luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu, trong đó phải kể đến hoạt động dẫn độ tội phạm.
Hiện nay, có nhiều quan điểm chưa thống nhất về khái niệm dẫn độ. Ở mỗi quốc gia, mỗi thời kì có một cách tiếp cận về khái niệm này khác nhau. Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007 đưa ra khái niệm dẫn độ như sau:
Đối tượng dẫn độ là ai?
Đối tượng dẫn độ là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang lẩn trốn tại nước được yêu cầu.
Đối tượng bị yêu cầu dẫn độ có thể là công dân của nước yêu cầu, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
Trong trường hợp đặc biệt, đối tượng bị dẫn độ có thể là công dân của nước được yêu cầu nếu pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế về dẫn độ mà nước được yêu cầu đã ký kết và gia nhập cho phép dẫn đô công dân cho nước ngoài
Trường hợp nào bị dẫn độ?
Điều 33 Luật tương trợ tư pháp quy định các trường hợp dẫn độ như sau:
Thủ tục dẫn độ như thế nào?
Thủ tục dẫn độ được thực hiện từ khi có yêu cầu dẫn độ của nước yêu cầu và kết thúc khi người bị yêu cầu dẫn độ được chuyển giao cho nước yêu cầu, gồm 03 bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu dẫn độ
Bộ Công an là Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ, văn bản yêu cầu dẫn độ.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ yêu cầu dẫn độ.
Trường hợp nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ một người thì Bộ Công an sẽ chủ trì và phối hợp với Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, TAND tối cao để xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 2: Xem xét, quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ
TAND cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù là cơ quan có thẩm quyền quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, nếu đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ và văn bản yêu cầu dẫn độ thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ ra quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ.
Đình chỉ: Trường hợp yêu cầu dẫn độ không thuộc thẩm quyền hoặc Bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được thì TAND cấp tỉnh sẽ quyết định đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an để Bộ Công an thông báo cho nước yêu cầu.
TAND cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho VKSND cùng cấp.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, TAND cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, VKSND cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Kháng cáo, kháng nghị:
Bước 3: Thi hành quyết định dẫn độ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của TAND về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án TAND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho VKSND cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.
Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan Công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Có được từ chối dẫn độ không?
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |