CPTPP: 04 nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may

Đây là nội dung mới được ban hành tại Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định CPTPP).

Theo đó, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì phải tuân thủ các nguyên tắc liệt kê tại Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BCT, cụ thể sau đây:

nguyen tac ap dung bien phap khan cap tam thoi doi voi hang det may, Thong tu 19/2019/TT-BCT

Hình minh họa (nguồn internet)

  • Không áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:

    • Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật quản lý ngoại thương;

    • Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Thông tư này.

  • Không áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.

  • Không áp dụng quá một lần biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa.

  • Việc điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 10/2018/NĐ-CP và các quy định Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này.

Xem thêm các quy định liên quan tại Thông tư 19/2019/TT-BCT có hiệu lực từ 30/9/2019.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

432 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;