Công tác lưu trữ và bảo vệ lý lịch tư pháp được tiến hành ra sao?

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp, trong đó quy định về các hình thức lưu trữ và bảo vệ lý lịch tư pháp.

lưu trữ và bảo vệ lý lịch tư pháp, Nghị định 111/2010/NĐ-CP

Công tác lưu trữ và bảo vệ lý lịch tư pháp được tiến hành ra sao? (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 21, 22 và 23 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định về các hình thức lưu trữ lý lịch tư pháp và các biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp như sau:

Các hình thức lưu trữ lý lịch tư pháp:

  + Lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:

  • Việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải theo nguyên tắc phân loại, sắp xếp thành hồ sơ của từng cá nhân; mỗi hồ sơ có ký hiệu riêng bảo đảm chính xác và thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.

  • Bản sao bản án, trích lục bản án, quyết định thi hành án hình sự, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, Lý lịch tư pháp của cá nhân được lưu trữ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp đến khi cá nhân qua đời.

  • Các tài liệu khác trong hồ sơ lý lịch tư pháp được lưu trữ có thời hạn và có thể được tiêu hủy khi hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

  + Lưu trữ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:

  • Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với nội dung của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và được lưu trữ vô thời hạn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.

  • Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.

Các biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp:

  + Các biện pháp bảo vệ chung:

  • Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;

  • Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.

  + Các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:

  • Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;

  • Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;

  • Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;

  • Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;

  • Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.

  + Các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:

  • Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;

  • Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.

Xem thêm chi tiết tại: Nghị định 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 10/01/2011.

Nguyên Phú 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

284 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;