Cơ quan Nhà nước có những đặc điểm sau:
- Mang tính quyền lực Nhà nước;
- Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;
- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;
- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành
- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
- Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.
Phân loại cơ quan Nhà nước:
- Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;
- Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;
- Căn cứ vào trình tự thành lập:
- Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;
- Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.
- Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
- Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:
- Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;
- Cơ quan Nhà nước ở địa phương
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn