Có được xử lý hình sự đối với những người ăn xin lừa đảo?

Vừa qua, trên mạng xã hội đăng tải video vạch mặt người đàn ông giả ăn mày "cụt chân" trên một con phố ở Trung Quốc. Video thu hút hàng triệu lượt xem và những lời bình luận chỉ trích về hành vi lừa đảo của người ăn xin.

 

Tại địa bàn các tỉnh thành trên cả nước, hình ảnh người ăn xin không còn xa lạ nữa, điển hình là thành phố lớn như Hồ Chí Minh, ta có thể bắt gặp hình ảnh ở các ngã tư đèn xanh đèn đỏ, la liệt các nhóm ăn xin bao gồm cả trẻ em và người già thật giả lẫn lộn. Thoạt đầu nhìn vào, người đi đường sẽ nghĩ rằng đó là các trẻ em côi cút, mồ côi, không gia đình, không nơi nương tựa, ăn xin là cách để các em mưu sinh sống qua ngày hay những cụ già không đủ sức lao động nên đành phải đi ăn xin qua ngày nhưng đâu ai biết đằng sau là một đường dây chăn dắt ăn xin và trẻ em, người già là công cụ hoạt động của đường dây đó. Ăn xin không phải là ngành nghề được pháp luật Việt Nam hay pháp luật thế giới công nhận, tuy nhiên cũng không có quy định nào nghiêm cấm về hành vi này. Tệ nạn ăn xin cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình hình tội phạm

Nghề ăn xin đánh vào tâm lý, tình cảm yêu thương giữa con người với con người, đó là tính nhân đạo của xã hội. Ông bà ta thường có câu “Là lành đùm lá rách”, mỗi người một số phận, do đó giữa con người với nhau họ sẽ có sự đồng cảm, chia sẻ và muốn giúp đỡ nhau. Nhưng có một số đối tượng xấu lợi dụng truyền thống tốt đẹp ấy biến nó thành hoạt động kinh doanh lừa đảo trá hình.

 Vậy làm thế nào có thể hạn chế hay triệt tiêu hẳn hiện tượng này không? Đây là câu hỏi muôn thuở gây nhiều trăn trở cho nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước và Chính quyền địa phương.

Vừa qua, tại phố Đà Nẵng có xây dựng mô hình khuyến nghị người dân không cho tiền, đồng thời thưởng tiền cho cá nhân, tổ chức khi phát hiện thấy người ăn xin, xử lý những địa bàn có người ăn xin, những người ăn xin sau khi gom lại sẽ được phân loại như đưa vào các cơ sở xã hội, đưa về gia đình, những kẻ giả mạo bị phạt không dám hành nghề trở lại và TP Đà Nẵng đã cải thiện được tình trạng khá hiệu quả.

TP Hồ Chí Minh cũng có xây dựng chủ trương không cho tiền người xin ăn., tuy nhiên lời kêu gọi không cho tiền người ăn xin này đã nhận được không ít ý kiến trái chiều của người dân bởi lẽ cho tiền là... tùy tâm.

Ăn xin dần trở thành tệ nạn xã hội và muốn dẹp tệ nạn này đầu tiên phải đánh vào những người đầu não chuyên hành nghề chăn dắt. Đối với những người chuyên giả mạo, lừa đảo đi ăn xin có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 và văn bản hướng dẫn liên quan.

Từ mô hình hiệu quả ở Đà Nẵng cho thấy việc xây dựng mô hình giải quyết tệ nạn ăn xin là điều cần thiết, đồng thời phải có các chính sách phúc lợi cho những người lang thang, cơ nhỡ, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

1938 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;