Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập, nhắc đến cụm từ "sáng lập" thì chắc hẳn phải có người nghĩ đó là những người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên một doanh nghiệp hoàn toàn mới và trải qua muôn vàn những khó khăn thử thách trên thương trường để phát triển doanh nghiệp của mình. Nhưng thực tế không phải vậy.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì "Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần."
Pháp luật Việt Nam quy định công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Riêng đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trong trường hợp này, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần được lập phải có các nội dung chủ yếu:
Một số quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông sáng lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 (căn cứ theo Khoản 3 Điều 113 và Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014):
Như vậy, cổ đông sáng lập không nhất thiết phải là những người đầu tiên có ý tưởng và thành lập nên một công ty. Họ có thể tham gia vào công ty trước, cùng hoặc kể cả sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Miễn là cổ đông đó phải có ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên vào danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |