Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cấp cao nhất trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân và được tổ chức và hoạt động theo Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.

 

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm các bộ phận sau:

  • Uỷ ban kiểm sát;
  • Văn phòng;
  • Cơ quan điều tra;
  • Các cục, vụ, viện và tương đương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
  • Viện kiểm sát trung ương.

Trong đó: 

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
  • Ủy ban kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Viện Kiểm sát Trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các phòng và tương đương. Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác. Ủy ban kiểm sát thuộc Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm Viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên.

 

Trong hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự và thực hiện quyền này ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp gồm kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp và được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

4179 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;