Ngày 06/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2024/NĐ-CP sửa đổi cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2024.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025 (Hình từ internet)
- Đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương gồm:
+ Vụ Chính sách tiền tệ.
+ Vụ Quản lý ngoại hối.
+ Vụ Thanh toán.
+ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
+ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Kiểm toán nội bộ.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Tài chính - Kế toán.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Vụ Truyền thông.
+ Văn phòng.
+ Cục Công nghệ thông tin.
+ Cục Phát hành và kho quỹ.
+ Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
+ Cục Phòng, chống rửa tiền.
+ Cục Quản trị.
+ Sở Giao dịch.
+ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
+ Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước:
+ Viện Chiến lược ngân hàng.
+ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
+ Thời báo Ngân hàng.
+ Tạp chí Ngân hàng.
+ Học viện Ngân hàng.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
(Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP)
-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;
+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
(Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
- Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan của Quốc hội khi được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ các nội dung sau đây:
+ Tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng theo định kỳ 06 tháng và hằng năm;
+ Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán.
- Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho các bộ, cơ quan ngang bộ các báo cáo theo quy định của pháp luật.
(Điều 40 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |