Nghị định 116/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 07/9/2018. Một trong những nội dung đáng chú ý tại văn bản này là quy định sửa đổi, bổ sung về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới đã được quy định trước đó tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới như sau:
- Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.
- Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP được tổ chức tín dụng đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 năm.
Riêng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP thời gian khoanh nợ tối đa là 03 năm. Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương.
Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị khoanh nợ
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trong cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cùng đợt xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP từ 01 tỷ đồng trở xuống; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nếu tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trên 01 tỷ đồng.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính không thống nhất được việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng từ 01 tỷ đồng trở xuống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Xem thêm: Nghị định 116/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 25/10/2018.
Đơn giản hóa quy định đối với 05 nhóm thủ tục về PCCC trong năm 2023 là nội dung đề cập tại
Gần nhà tôi có cơ sở giết mổ rất mất vệ sinh, tôi thường xuyên thấy cơ sở giết mổ có hành vi đánh đập, ngược đãi động vật giết mổ ...
Tôi hiện tại có ý định mở cơ sở xử lý rác thải, tôi muốn biết yêu cầu kỹ thuật với phương tiện chuyển rác thải công nghiệp như thế ...
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |