Có bắt buộc chỉ khám BHYT tại bệnh viện đã đăng ký?

Bảo hiểm y tế đã, đang và ngày càng được nhà nước mở rộng, áp dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước. Nhưng vẫn nhiều người thắc mắc rằng, liệu họ có được khám bệnh tại cơ sở A hay không, trong khi họ đăng ký BHYT tại cơ sở B?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại bất kỳ trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, người có thẻ BHYT còn được quyền chuyển tuyến khám, chữa bệnh theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT và Thông tư 14/2014/TT-BYT.

Cụ thể, các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau:

  1. Người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện , bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
  2. Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện (gồm cả BV đã được xếp hạng I, hạng II và BV đa khoa, BV chuyên khoa, viên chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh) chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc BV đa khoa, BV chuyên khoa, việc chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
  3. Trường hợp cấp cứu:
    • Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
    • Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
  4. Ngoài ra, đối với người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT. Nếu địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám, chữa bệnh BHYT ban đầu.

Trên đây là các trường hợp chuyển tuyến vẫn được xác định là đúng tuyến khám, chữa bệnh BHYT. Trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương thì được hưởng từ 40% đến 60% chi phí điều trị. Từ đó có thể rút ra rằng, nếu điều trị ngoại trú vượt tuyến thì sẽ không được hưởng BHYT.

Những nội dung trên đây được quy định chi tiết tại Thông tư 40/2015/TT-BYTLuật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

705 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;