Tại kỳ họp thứ 8 khoá XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 .
Hình minh họa (nguồn internet)
Theo quy định, chủ phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị; được hoàn trả phương tiện kỹ thuật dự bị, thanh toán các khoản chi phí và bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Lực lượng dự bị động viên 2019.
Trong đó, chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;
Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.
Ngoài ra, người có thẩm quyền quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Đối với trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Xem toàn văn quy định tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có hiệu lực từ 01/07/2020.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |