Toàn cầu hóa kinh tế mang lại nhiều lợi thế trong thương mại tự do, thúc đẩy chuyên môn hóa, gia tăng lợi nhuận.. Song quá trình toàn cầu hóa kinh tế vẫn luôn phải đương đầu với những thách thức, đặc biệt nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng, thay vì thực hiện tự do hóa thương mại thì các nước, các quốc gia sẽ đưa ra quyết định chủ nghĩa bảo hộ để bảo vệ nền kinh tế trong nước.
Theo Wikipedia, bảo hộ mậu dịch (bảo hộ thương mại) là việc áp đặt một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.
Có rất nhiều quan điểm xoay quanh về vấn đề chính sách chủ nghĩa bảo hộ, điển hình là 02 quan điểm sau:
Như vậy để thực hiện chính sách chủ nghĩa bảo hộ, các quốc gia sẽ đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ mậu dịch như hàng rào thuế quan, thuế chống bán phá giá…
Có thể thấy bảo hộ mậu dịch mang lại những ưu điểm sau:
Bên cạnh những ưu điểm đó thì cũng phải kể đến các nhược điểm sau:
Trước những ưu và nhược điểm trên mà chủ nghĩa bảo hộ luôn là vấn đề gây tranh cãi, khó lựa chọn cho mỗi một quốc gia. Khi thực hiện chính sách chủ nghĩa bảo hộ thì ít nhiều quốc gia đó sẽ chịu phải sức ép của chính quốc gia mình và quốc gia khác. Do đó, chủ nghĩa bảo hộ vẫn luôn là câu hỏi khó trả lời cho các nước trên thế giới bởi không ai có thể lường trước được những cuộc chiến thương mại có thể xảy ra.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |