Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Gần đây, xuất hiện một số vụ việc người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi chống lại hiệu lệnh của CSGT hay thậm chí là tông CSGT đến trọng thương và bỏ chạy. Đối với những hành vi chống người thi hành công vụ như vậy pháp luật có những chế tài nào xử lý? Thắc mắc này sẽ được Thư Ký Luật trình bày ở bài viết dưới đây.

 

Chống người thi hành công vụ có thể hiểu là hành vi chống đối, đe dọa, cản trở, uy hiếp người đang thi hành công vụ bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình, trả thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Theo quy định hiện nay, tùy vào mức độ hành vi, người có hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Xử phạt hành chính: Có thể bị phạt đến 5 triệu đồng

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

 

Xử lý hình sự: Mức cao nhất đến 7 năm tù

Mức phạt 7 năm tù đều là mức phạt cao nhất cho hành vi này ở Bộ luật Hình sự 1999 (có hiệu lực thi hành đến 31/12/2017) và Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018). Quy định cụ thể về tội chống người thi hành công vụ ở Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

Bộ luật Hình sự 1999

Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a)  Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động  người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2665 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;