Ngày 11/10/2020, Nghị định 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu sẽ có hiệu lực.
Cảnh sát biển VN xử phạt VPHC trong lĩnh vực dầu khí, KD xăng dầu - Ảnh minh họa
Theo đó, tại Điều 59 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu như sau:
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định 99/2020/NĐ-CP; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 59 Nghị định 99/2020/NĐ-CP;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sảt biển có quyền:
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Nghị định 99/2020/NĐ-CP;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
6. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định 99/2020/NĐ-CP; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP;
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
Chi tiết xem thêm tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 26/8/2020.
Lê Vy
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |