Cảnh sát biển có thẩm quyền gì về xử phạt VPHC trên vùng biển, đảo VN?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

Cảnh sát biển có thẩm quyền, Nghị định 162/2013/NĐ-CP

Cảnh sát biển có thẩm quyền gì về xử phạt VPHC trên vùng biển, đảo VN? (Ảnh minh họa)

Theo đó, Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam như  sau:

  • Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; và Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

  • Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

  • Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

  • Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

  • Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Khoản 2, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

  • Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

  • Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

Chi tiết xem tại Nghị định 162/2013/NĐ-CP có  hiệu lực ngày 01/01/2014.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

737 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;