Ngày 06/4/2016, Quốc hội đã ban hành Luật Dược 2016 và thay thế Luật Dược 2005.
Cấm quảng cáo thuốc khi chưa được CQNN có thẩm quyền xác nhận nội dung (Ảnh minh họa)
Theo đó, Luật Dược 2016 quy định những hành vi bị cấm quảng cáo thuốc, dược trong trường hợp sau đây:
Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;
Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;
Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.
Bên cạnh đó, hành vi khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật cũng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm theo quy định tại Luật dược 2016. Đồng thời, cũng quy định một số hành vi bị nghiêm cấm khác như sau:
Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi;
Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng;
Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh; Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh; Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
Chi tiết xem tại Luật Dược 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |