Mới đây, Thông tư 48/2019/TT-BTC đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
Theo đó, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại doanh nghiệp được Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện như sau:
Hình minh họa (nguồn internet)
Về đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau đây:
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho |
= |
Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm |
x |
Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán |
- |
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho |
Trong đó:
- Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC .
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Xem thêm quy định khác tại Thông tư 48/2019/TT-BTC có hiệu lực từ 10/10/2019.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |