Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Công văn 2856/LĐTBXH-BHXH giải đáp vướng mắc về cách tính hưởng chế độ ốm đau dành cho người lao động.
Theo đó, việc tính thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau 4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định. |
Đối với người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (bao gồm cả thời gian ốm đau do mắc bệnh thông thường và mắc bệnh cần chữa trị dài ngày) từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì đủ điều kiện được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa trong một năm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Nội dung nêu trên căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định 608/QĐ-BCT ngày 09/3/2023, trong đo sửa đổi một số thủ tục hành ...
Đến năm 2025, 80% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng là nội dung đề cập tại Quyết định
Tôi muốn biết thủ tục cấp GCN hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH được thực hiện thế nào? - Hồng Hải (Quảng Nam)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |