Cách tính định mức trong xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế tại cơ sở y tế công lập là nội dung được quy định trong Thông tư 41/2024/TT-BYT.
Cách tính định mức trong xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế tại cơ sở y tế công lập (Hình từ Internet)
Ngày 27/11/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 41/2024/TT-BYT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.
Cách tính định mức trong xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 41/2024/TT-BYT như sau:
- Định mức vật tư trực tiếp được xác định như sau:
+ Xác định danh mục, chủng loại vật tư cần thiết, sử dụng trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ;
+ Xác định mức tiêu hao của từng loại vật tư để thực hiện 01 (một) dịch vụ theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BYT, cụ thể:
++ Phương pháp tiêu chuẩn: xây dựng định mức trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
++ Phương pháp thống kê, tổng hợp: xây dựng định mức trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập được ở các thời gian trước (trong 3 năm liền kề) về mức tiêu hao vật tư, lao động trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
++ Phương pháp phân tích, thực nghiệm: xây dựng định mức dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn thông qua khảo sát tại đơn vị (chụp ảnh, bấm giờ, kỹ thuật đo lường khác) khi xác định về mức tiêu hao vật tư, lao động trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
++ Phương pháp chuyên gia: sử dụng kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực để đánh giá các yêu cầu kỹ thuật, nội dung công việc cần thực hiện để đưa ra mức tiêu hao vật tư, lao động trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
++ Định mức kinh tế - kỹ thuật được xác định theo một hoặc nhiều phương pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BYT. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật thì phải áp dụng phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BYT.
+ Đối với vật tư trực tiếp mà 01 đơn vị số lượng có thể sử dụng cho nhiều hơn 01 lượt dịch vụ thực hiện (ví dụ quần, áo, mũ của nhân viên,...), định mức được tính theo công thức sau:
Định mức vật tư trực tiếp |
= |
1 |
||
Số lượt dịch vụ thực hiện |
+ Xác định tỷ lệ (%) hao hụt (nếu có).
- Định mức lao động trực tiếp được tính như sau:
+ Xác định thời gian lao động được tính bằng giờ của từng vị trí làm việc. Mỗi vị trí làm việc được xác định theo chức danh nghề nghiệp, ngạch, bậc hoặc chuyên môn (nếu có) của người lao động;
+ Xác định hao phí lao động của từng vị trí làm việc để thực hiện 01 dịch vụ theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BYT;
+ Cách xác định định mức lao động trực tiếp của mỗi vị trí làm việc để thực hiện 01 dịch vụ trong trường hợp thực hiện đồng thời hơn 01 dịch vụ tại một thời điểm.
Định mức lao động trực tiếp của mỗi vị trí làm việc |
= |
Tổng thời gian lao động trực tiếp của vị trí làm việc để thực hiện dịch vụ |
||
Số lượt dịch vụ thực hiện |
Xem thêm Thông tư 41/2024/TT-BYT có hiệu lực từ 13/01/2024.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |