Theo nguyên tắc, người tham gia bán hàng đa cấp tại Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy nói riêng và công ty đa cấp nói chung được bảo vệ quyền lợi như sau:
- Nếu là tranh chấp hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp thì Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh trực tiếp thụ lý và hỗ trợ người tham gia bán hàng theo quy định Nghị định 42/2014/NĐ-CP;
- Nếu là tranh chấp dân sự khác ngoài phạm vi điều chỉnh Nghị định 42 thì Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh hướng dẫn người tham gia khởi kiện ra toà dân sự để được xem xét bảo vệ quyền lợi;
- Nếu người tham gia bán hàng có lý do cho rằng mình là nạn nhân của hành vi lừa đảo thì Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ hướng dẫn người tham gia làm đơn tố giác tội phạm, gửi tới Cơ quan công an.
Theo quy định tại Nghị định 42, kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động, Công ty bán hàng đa cấp phải có nghĩa vụ đảm bảo các quyền lợi cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, bao gồm cả việc tiến hành thanh lý hợp đồng bán hàng đa cấp, đồng nghĩa là chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp. Theo đó, công ty đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Quy trình thanh lý Hợp đồng bán hàng đa cấp cho chuyên viên kinh doanh của Thiên Ngọc Minh Uy được hướng dẫn như sau:
- Công ty đa cấp tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thanh lý hợp đồng bán hàng đa cấp của chuyên viên kinh doanh tại trụ sở chính và các chi nhánh hoạt động của Công ty.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thanh lý hợp đồng (theo mẫu);
- Hợp đồng bán hàng đa cấp;
- Đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hàng hoá…;
- Bán chính các giấy tờ liên quan đến tư cách, nhân thân của chuyên viên kinh doanh.
- Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ chuyển toàn bộ hồ sơ tới Bộ phận Nghiệp vụ tại:
- Trụ sở chính Công ty: Đối với khu vực từ Quảng Bình trở ra hoặc;
- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: đối với khu vực từ Quảng Trị trở vào.
- Bộ phận Nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo tính đầy đủ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho chuyên viên kinh doanh bổ sung hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ lần đầu;
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì chuyển tới Bộ phận Kế toán.
- Bộ phận Kế toán có trách nhiệm:
- Kiểm tra dữ liệu lịch sử doanh thu, số tiền thù lao và các khoản lợi ích kinh tế khác mà Chuyên viên kinh doanh đã nhận;
- Đối chiếu, so sánh số liệu với hồ sơ yêu cầu thanh lý của chuyên viên kinh doanh và tính toán khoản lợi ích còn lại để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho Chuyên viên kinh doanh theo quy định;
- Báo cáo Ban lãnh đạo Công ty về việc thanh lý Hợp đồng của Chuyên viên kinh doanh.
- Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt hồ sơ và giao cho Ban Pháp chế kiểm tra yêu cầu thanh lý Hợp đồng của Chuyên viên kinh doanh.
- Ban Pháp chế xem xét tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ, tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng và chuyển hồ sơ về Bộ phận Nghiệp vụ.
- Bộ phận Nghiệp vụ thông báo và mời Chuyên viên kinh doanh lên Trụ sở chính Công ty hoặc Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất nội dung Biên bản thanh lý và ký kết Biên bản thanh lý. Sau khi Biên bản được ký kết, bộ phận Nghiệp vụ chuyển hồ sơ tới Bộ phận Tài vụ.
- Bộ phận Tài vụ tiến hành lập phiếu chi giao Thủ quỹ chi trả các khoản quyền lợi cho Chuyên viên kinh doanh theo đúng quy định.
Nguồn: Bộ Công thương
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn