Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ, ban hành ngày 19/10/2020.
Cách định dạng chứng từ điện tử theo Nghị định 123 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; bên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện theo định dạng sau:
Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);
Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;
Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này.
Đối với định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Chi tiết nội dung xem tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/7/2022.
Lê Vy
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |