Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi là gì?

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa.

yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi, Thông tư 40/2010/TT-BGTVT

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi là gì? (Ảnh minh họa)

Theo đó, Điều 8 Thông tư 40/2010/TT-BGTVT đã quy định các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi như sau:

- Trạm thường trực chống va trôi:

  • Trạm thường trực chống va trôi được bố trí cùng phía với trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đặt ở thượng lưu.

  • Trong trường hợp chống va trôi không kết hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thì trạm thường trực được đặt ở thượng lưu khu vực công trình không quá 300 mét.

- Báo hiệu thường trực chống va trôi:

  + Trường hợp thường trực chống va trôi kết hợp với điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thì hệ thống báo hiệu theo phương án điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đã có.

  + Trường hợp thường trực chống va trôi độc lập thì hệ thống báo hiệu được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế luồng lạch.

  • Báo hiệu thông báo bố trí trên cột đặt trên bờ phía ngoài vị trí đặt trạm thường trực chống va trôi. Báo hiệu đầu tiên đặt cách trạm thường trực không quá 800 mét (phía thượng lưu) và 500 mét (phía hạ lưu);

  • Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ qua luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên tờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);

  • Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo như sau: báo hiệu chỉ dẫn, báo hiệu thông báo cấm, báo hiệu thông báo hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt.

- Phương tiện, nhân lực thường trực chống va trôi:

  + Phương tiện:

  • Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất 150 – 250 mã lực (CV) và tối thiểu một xuồng cao tốc có công suất 25 – 40 mã lực (CV);

  • Những nơi luồng lạch phức tạp, nguy hiểm, mật độ phương tiện lớn có thể bố trí thêm tàu và xuồng cao tốc có công suất lớn và cẩu nổi ≥ 40 tấn kèm theo trang thiết bị và thợ lặn để làm nhiệm vụ cứu hộ khi phương tiện gặp sự cố.

  + Nhân lực trên phương tiện, thiết bị: Nhân lực trên phương tiện, thiết bị định biên theo các quy định hiện hành, trong đó nhân lực thường trực chống va trôi được bố trí tối thiểu như sau:

  • Chỉ huy thường trực chống va trôi (cấp bậc thợ 4-5): 01 người/ca;

  • Nhân viên thường trực chống va trôi (cấp bậc thợ 3): 03 người/ca; 

  + Các dụng cụ, trang thiết bị khác tối thiểu cho 1 trạm bao gồm:

  • Bảng hiệu trạm thường trực: 01 cái;

  • Loa nén: 01 bộ/phương tiện;

  • Cờ hiệu (cờ đuôi nheo): 02 cờ/phương tiện;

  • Tủ thuốc cứu sinh: 01 tủ;

  • Bộ đàm (điện thoại): 01 bộ/phương tiện;

  • Đèn pin: 03 cái/phương tiện;

  • Dụng cụ cứu sinh: đủ theo quy định;

  • Ống nhòm: 01 cái.

Xem thêm chi tiết tại: Thông tư 40/2010/TT-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.

Nguyên Phú

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

214 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;