Các tiêu chí nhận diện di tích từ ngày 01/07/2025

Các tiêu chí nhận diện di tích từ ngày 01/07/2025
Trần Thanh Rin

Từ ngày 01/07/2025, các tiêu chí nhận diện di tích sẽ được dựa trên quy định của Luật Di sản văn hóa 2024.

Các tiêu chí nhận diện di tích từ ngày 01/07/2025

Các tiêu chí nhận diện di tích từ ngày 01/07/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 23/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa 2024.

Các loại hình di tích từ ngày 01/07/2025

Theo Điều 21 Luật Di sản văn hóa 2024, di tích bao gồm các loại hình sau đây:

- Di tích lịch sử - văn hóa: là công trình kiến trúc, nghệ thuật, cụm công trình xây dựng, địa điểm, di chỉ khảo cổ hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, cụm công trình, địa điểm, di chỉ hoặc cấu trúc đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Trong đó, di tích lịch sử - văn hóa gồm các loại hình sau đây:

+ Di tích lịch sử gồm di tích lưu niệm sự kiện lịch sử, văn hóa, di tích lưu niệm danh nhân;

+ Di tích kiến trúc, nghệ thuật;

+ Di tích khảo cổ;

- Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ.

- Di tích hỗn hợp.

Các tiêu chí nhận diện di tích từ ngày 01/07/2025

Cụ thể tại Điều 22 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định về các tiêu chí nhận diện di tích từ ngày 01/07/2025 như sau:

(1) Di tích lịch sử phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương trong quá trình dựng nước và giữ nước;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với lịch sử phát triển công nghiệp, đô thị, nông thôn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

(2) Di tích kiến trúc, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chí là công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc đô thị, nông thôn, địa điểm cư trú, khu vực đô thị và nông thôn, công trình công nghiệp chứa đựng công trình kiến trúc và không gian lịch sử, văn hóa có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật.

(3) Di tích khảo cổ phải đáp ứng tiêu chí là địa điểm phát hiện dấu tích liên quan đến hoạt động của con người, có tầng văn hóa chứa đựng di tích, di vật phản ánh lịch sử văn hóa, con người, có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

(4) Danh lam thắng cảnh phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

- Cảnh quan thiên nhiên có giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ tiêu biểu;

- Cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ tiêu biểu;

- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

(5) Di tích hỗn hợp là di tích đáp ứng tiêu chí của ít nhất 02 loại hình di tích quy định tại (1), (2), (3) và (4).

09 hoạt động phát huy giá trị di tích từ ngày 01/07/2025

Cụ thể, các hoạt động phát huy giá trị di tích bao gồm:

- Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa về giá trị di tích; ứng dụng khoa học, công nghệ vào việc phát huy giá trị di tích;

- Tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, trưng bày, phổ biến, giới thiệu ở trong nước và nước ngoài về vai trò, ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích;

- Hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan;

- Tổ chức hoặc liên doanh, liên kết tổ chức hoạt động du lịch, dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập tại di tích;

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ và tạo điều kiện để cộng đồng trên địa bàn có di tích tham gia phát triển sản phẩm, dịch vụ liên quan đến di tích;

- Nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu tài liệu, hiện vật gắn với giá trị di tích;

- Hoạt động văn hóa ở di tích; tổ chức thực hành, trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích;

- Trưng bày, triển lãm lưu động bên ngoài phạm vi di tích;

- Hoạt động phát huy giá trị di tích khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 26 Luật Di sản văn hóa 2024)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;