Sau đây là bài viết về các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mới nhất được quy định trong Nghị định 12/2025/NĐ-CP.
Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mới nhất (Hình từ Internet)
Ngày 20/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Theo đó, tại Điều 12 Nghị định 12/2025/NĐ-CP có quy định về phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
- Phương thức khai thác:
+ Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
+ Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
+ Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Trường hợp áp dụng phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2025/NĐ-CP mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm:
+ Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Tiền thu từ giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
+ Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thì việc xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông; không phải lập, phê duyệt đề án khai thác và thực hiện việc khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định 12/2025/NĐ-CP; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2025/NĐ-CP.
- Trường hợp nhượng quyền để kinh doanh, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) thì trong thời hạn thực hiện hợp đồng, việc nhượng quyền để kinh doanh, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; không phải lập, phê duyệt đề án khai thác và thực hiện việc khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định 12/2025/NĐ-CP.
Lưu ý: Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và vùng đất, vùng nước (nếu có) gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
(Theo Điều 3 Nghị định 12/2025/NĐ-CP)
Xem thêm tại Nghị định 12/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/01/2025.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |