Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 20/10/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định chi tiết về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, giấy phép lái xe được phân thành 06 hạng: A, B, C, D, E, F.
Hạng A bao gồm A1, A2, A3, A4.
Hạng B gồm B1, B2.
Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, xe ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) là hạng D và hạng E
Thời hạn của giấy phép lái xe:
Xem thêm Thông tư 58/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |