Các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong lĩnh vực thủy lợi

Đây là nội dung đáng quan tâm được quy định tại Thông tư 19/2013/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, trong công tác quy hoạch, sử dụng nước, vận hành hệ thống thủy lợi thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nên thực hiện các biện pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả theo hướng dẫn tại Thông tư 19/2013/TT-BNNPTNT, cụ thể:

bien phap su dung nang luong tiet kiem linh vuc thuy loi, Thong tu 19/2013/TT-BNNPTNT

Hình minh họa (nguồn internet)

Thứ nhất, trong công tác quy hoạch: Tổ chức quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lý; ưu tiên giải pháp tưới, tiêu tự chảy; ưu tiên xây dựng đường dẫn nước kín thay thế cho kênh dẫn hở hình thang để giảm lượng tiêu hao nước và diện tích chiếm đất; từng bước thay thế hình thức tưới truyền thống (tưới bề mặt chảy tràn) bằng các hình thức tưới khác tiết kiệm nước (tưới phun mưa, phun sương, tưới nhỏ giọt, tưới ủ ẩm, ủ gốc,…);

Thứ hai: Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

  • Kiểm tra, đánh giá tình hình thời tiết, hiện trạng nguồn nước (lượng mưa, hồ chứa, sông suối, xâm nhập mặn...) để xây dựng kế hoạch sử dụng nước cân đối với khả năng đáp ứng của nguồn nước.

  • Áp dụng các biện pháp khoa học tưới tiết kiệm nước, thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”, làm phẳng mặt ruộng.

  • Tổ chức nạo vét lòng dẫn các công trình lấy nước, cấp nước; dọn sạch bèo, rác, khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc và các vật cản trên hệ thống kênh dẫn nước, cống lấy nước, bể hút trạm bơm; có kế hoạch tiêu nước đệm hợp lý để phòng chống úng.

Thứ ba, vận hành hệ thống thủy lợi hợp lý theo từng loại hình công trình:

  • Đối với hệ thống tự chảy (hồ, đập, cống...): xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan điều hành hệ thống hồ chứa, cấp nước phục vụ sản xuất đúng thời vụ; thực hiện nghiêm túc việc luân phiên cấp nước theo tuyến kênh; kiểm tra, tu bổ các bờ vùng, bờ thửa, không để tình trạng rò rỉ nước qua bờ kênh, cửa van, cánh cống.

  • Đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: từng bước hoàn thiện hệ thống bờ bao, bờ vùng, bờ thửa, cống, đập đảm bảo chủ động trong việc lấy và tháo nước nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi tổng hợp khi lũ đến và lũ đi.

  • Các trạm bơm điện: xây dựng lịch bơm cấp nước, đảm bảo hoạt động đồng bộ toàn hệ thống giữa các trạm bơm nhỏ với trạm bơm lớn; theo dõi thường xuyên mực nước, tranh thủ bơm vào các giờ thấp điểm để tận dụng nguồn điện lưới và tiết kiệm.

  • Lập kế hoạch thay thế dần các loại máy bơm và động cơ điện công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp để thay thế bằng các loại máy bơm và động cơ điện mới hiệu suất cao.

  • Đối với vùng triều: thực hiện việc đo đạc, giám sát xâm nhập mặn tại các cửa cống, bể hút trạm bơm để vận hành tối đa năng lực của hệ thống bơm khi điều kiện cho phép.

Xem chi tiết tại Thông tư 19/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 01/5/2013.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

822 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;